[SIZE=2]Khi xem phim Mỹ, mình thấy rất hay có tình huống phát mãi tài sản của khách hàng mà cụ thể là “ngân hàng kéo nhà” do không đủ khả năng thanh toán, trang trải nợ vay. Thực tế ở Việt Nam thì ra sao? Theo như mình có tìm hiểu thì 2 năm sau khi khách hàng ko trả đc nợ thì NH mới được quyền phát mãi tài sản phải không ? Như vậy, liệu có quá lâu ko? Các banker nhà mình có thông tin , văn bản về vấn đề này có thể share giúp a e đc hem ? Chân thành cám ơn.()()()()()()()()()()()()()()8-x8-x8-x8-x8-x8-x8-x8-x8-x
Nhắc nhở: Chọn font size phù hợp, không để quá to gây phản cảm.
[/SIZE]
Không phải đâu các bạn..Còn tùy Ngân hàng nữa. Cái này là quy trình của xử lý nợ. Theo mình được biết thì khoảng 30 ngày có thể khởi kiện ra Tòa án được nhưng phải được phê duyệt của CEO. Khi tòa án xử lý mà khách hàng vẫn k thể trả được nợ thì lúc đó mới tiến hành bán tài sản để thu nợ. Mình chỉ biết chút ít thế, bạn nào hiểu rõ quy trình hơn thì hướng dẫn nhé.
Nếu quy trình mà thông thoáng như bạn nói thì chỉ cần tài sản đảm bảo được đảm bảo như đúng nghĩa của nó thì thoải mái làm việc hơn rất nhiều. Ai có tài liệu văn bản gì về vấn đề này thì share giúp a c e nhé. Một lần cho bằng 10 lần nhận ^^
Theo quy định thì sau khi hòa giải thành công, lập tức bộ phận Thi hành án sẽ tiến hành đăng báo 3 số liên tiếp để phát mãi tài sản. Sau mỗi phiên đấu giá, nếu không đấu giá thành công thì giá trị tài sản sẽ bị down 20% cho lần đấu giá tiếp theo.
Còn nếu không hòa giải thành công mà cứ tiếp tục tranh tụng trên tòa án thì nhiều khi 2-3 năm trời chưa chắc xử lý xong khoản nợ. Vụ án muốn kết thúc sớm đến đâu thì phụ thuộc vào mức độ chung chi cho Thẩm phán. Nhiều khi Hợp đồng giấy trắng mực đen rõ ràng theo đúng quy định của Ngân hàng nhưng mà bên bị đơn chịu khó chi nhiều 1 tí thì Ngân hàng vẫn thua kiện như cơm bữa nếu ki bo với tòa án. Vấn đề ở đây chính là Luật của VN có rất nhiều kẽ để lách cho nên ai chi nhiều hơn thì thắng.
Nếu thích mấy anh Tòa án thì cứ chớm quá hạn là lôi nhau ra đấy cho vui, chứ thực tế bây giờ các ông Tòa án cũng đòi hỏi kinh lắm, muốn phát mãi được tài sản sớm thì “xẻo” lại vài % :))
mình thấy " thaonh " nói đúng với Nh mình hiện tại đang làm. lâu là do thủ tục hành chính ở tòa án lâu theo nhiều giai đoạn nên mới lâu dữ vậy, nếu các bên tự thỏa thuận thì good nhất.
[COLOR=“silver”]- - - Updated - - -
mình thấy " thaonh " nói đúng với Nh mình hiện tại đang làm. lâu là do thủ tục hành chính ở tòa án lâu theo nhiều giai đoạn nên mới lâu dữ vậy, nếu các bên tự thỏa thuận thì good nhất.
Cái này cũng tùy thôi nếu khách hàng có thiện trí thì không phải nói, nhưng khách hàng không thiện chí thì phải lôi nhau ra TÒA mà đã ra tòa rồi muốn nhanh thì phải quan hệ tốt(chi) với Tòa án, Thi hành án thì mới thanh lý tài sản nhanh được
mình thấy không nên kiện ra toà. Theo kinh nghiệm của 01 chị mình quen làm ở bộ phận xử lý nợ một ngân hàng. Để giải quyết xong 01 hồ sơ phải mất khoảng 02 năm (những hồ sơ phức tạp sẽ lâu hơn nữa). Ngoài ra, bên ngân hàng phải tạm ứng nộp án phí cho toà án, hình như khoảng 1% giá trị khoản vay, ngoài ra còn thêm chi phí lobby cho toà án, thi hành án nữa (nếu không có những khoản đó bạn sẽ phải mất thời gian đi công tác thường xuyên tại…toà án nhé)
Kiên tụng rất lằng nhằng, cực chẳng đã mới đi kiện, như đồng chí thaonh nói, hòa giải không thành thì để khởi kiện thành công và ra thi hành án mất rất nhiều thời gian cho đến khi xử lý xong tài sản và thu tiền về. Đợt này tòa xử lý rất nhiều hồ sơ Ngân hàng. Ở Hà Tây hôm qua mình lên tòa án Thạch Thất di hòa giải hỏi ra Techcombank và ACB mỗi bác hơn 100 bộ với hàng trăm tỷ. Không biết các tòa khác thì sao? Muốn biết nợ xấu Ngân hàng, ra hỏi mấy bác trên tòa rồi tổng hợp lại là ra ngay
Không biết các nơi khác như thế nào chứ Exim thì tuyệt nhiên là không cho xu nào, cùng lắm là cho vài ba đồng cắc uống cafe thôi :)). Bởi vậy cho nên mấy ông tòa án suốt ngày lèm bèm mấy hồ sơ của Exim đưa lên.
[SIZE=2]oh mình đang thụ lý một bộ kiện trong khi đó KH hiện đang trốn khỏi nơi cư trú. Đúng nhu bạn Thaonh nói cái quá trình này còn dài và dai dẳng lắm :))[/SIZE]