Quản trị rủi ro TD (tiếp theo)
[emoji891]️Đặc điểm của các DN vừa và nhỏ VN:
[emoji254]Tài chính:
-
Doanh thu thấp (dưới 30 tỷ đồng/năm), tăng trưởng nhanh.
-
Vốn chủ sở hữu thấp (dưới 10 tỷ), hệ số đòn bảy cao (trên 3 lần).
-
Dòng tiền luôn âm vì liên tục mở rộng KD (hoặc ko bán được hàng).
-
Thanh khoản kém, chất lượng tài sản kém.
-
Tài sản cố định thấp so với Tổng TS.
[emoji254]Chủ doanh nghiệp và quản lý:
-
Thường là có kinh nghiệp chuyên môn về ngành đang kinh doanh.
-
Kinh nghiệm quản lý DN chưa tốt: quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý chiến lược kém.
-
Công ty gia đình (vợ, chồng, con cái cùng làm trong công ty và giữ các vị trí chủ chốt).
-
Hệ thống quản lý công ty kém (sổ sách ghi chép không đầy đủ, các phòng ban chức năng thiếu, chưa phân tách chức năng quản trị và điều hành).
-
Thường phát triển nóng, năng lực quản trị ko theo kịp.
[emoji891]️Kinh nghiêm cho vay các DN vừa và nhỏ:
-
Tập trung vào thông tin phi tài chính (đặc điểm chủ DN, DN, ngành, địa phương…) hơn là tài chính (BCTC).
-
Yêu cầu bên vay chứng minh những kinh nghiệm phù hợp mà họ có trong lĩnh vực kinh doanh mà họ xin vay vốn.
-
Yêu cầu bên vay cam kết thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp.
-
Tập trung quyền quyết định cho vay cuối cùng vào một người (hoặc nhóm) để đảm bảo tính đồng nhất và tính kiểm soát.
-
Buộc các cán bộ tín dụng có trách nhiệm đối với những vấn đề nảy sinh với khoản vay họ mang về.
-
Chú trọng việc tạo ra các khoản vay tốt hơn là việc giám sát.
-
Xếp hạng rủi ro cho các khoản vay mới và đánh giá lại các khoản vay đó định kỳ trong suốt thời hạn khoản vay.
-
Tích cực theo dõi các dấu hiệu báo trước các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai với việc trả nợ của khách hàng.
-
Sớm phát hiện ra các khoản vay quá hạn và tích cực tiến hành các nỗ lực thu nợ.
-
Chú trọng việc giải quyết một món nợ xấu, đồng hành cùng KH và coi việc thanh lý tài sản thế chấp như một giải pháp cuối cùng.
Nguồn: Chị Nga Nguyễn